Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

Top 5 loại hóa chất công nghiệp thông dụng nhất Việt Nam

1. Hóa chất axit sunfuric (H2SO4)

Đầu tiên, không thể không nhắc tới là axit sunfuric. Đây là hóa chất công nghiệp phổ biến nhất ở khu vực châu Á và trên thế giới. H2SO4 là hợp chất quan trọng để sản xuất axit photphoric (thành phần không thể thiếu của phân bón), sản xuất nhôm sunfat, phẩm nhuộm, luyện kim, sơn, dầu mỏ,…

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam
Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

 Hóa chất tinh khiêt Axit sunfuric

Tại Việt Nam, mỗi năm có tới hơn 150 triệu tấn H2SO4 được sản xuất bằng “phương pháp ướt”. Con số này cho thấy axit sunfuric là hóa chất không thể thiếu trong ngành công nghiệp và ngày càng khẳng định tiềm lực công nghiệp của nước ta.

2. Hóa chất sodium hydroxide (NaOH)

NaOH còn gọi là xút ăn da, là hợp chất vô cơ của natri. Đây là hợp chất tan nhiều trong nước, tỏa nhiệt cực mạnh, có tính ăn mòn.

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam
Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

 Hóa chất NaOH

Nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp:

  • Là thành phần chính của xà phòng, chất tẩy rửa.
  • Chế biến dầu mỏ.
  • Sản xuất tơ nhân tạo, phát triển ngành dệt
  • Là hợp chất có vai trò quan trọng trong các phản ứng loại bỏ axit trong quá trình đốt cháy.

Lượng sản xuất mỗi năm: khoảng 70 triệu tấn.

3. Hóa chất Ethylene (C2H4)

Một trong những loại khí với lượng sản xuất hàng năm vô cùng lớn (150 tấn), ethylene có tính ứng dụng cao trong sản xuất ethanol, polyme (sản xuất túi nilon) và rất nhiều hóa chất công nghiệp khác.

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam
Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

 Công thức phân tử C2H4

4. Hóa chất côn nghiệp Propylene (C3H6)

Propylene (hay còn gọi là propene hoặc methyl ethylene, là hợp chất khí hữu cơ có công thức hóa học C3H6. Trong tự nhiên, khí này được sinh ra từ quá trình lên men, là sản phẩm phụ của quá trình chế biến khí tự nhiên và lọc dầu.

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam
Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

 Hình ảnh Tinh thể C3H6

Có thể khẳng định propylene là hợp chất vô cùng quan trọng với ngành công nghiệp lọc dầu, chỉ sau ethylene (C2H4).

Trong quá trình hàn cắt kim loại, nó đóng vai trò nhiên liệu thay thế cho axetylene. Ngoài ra, nó còn được dùng để sản xuất một số hợp chất khác như: isopropanol (propan-2-ol), acrylonitrile,… hay sản xuất cao su, nhựa.

Với gần 90 triệu tấn C3H6 được sản xuất ra mỗi năm, ta có thể thấy được vai trò và lợi ích mà nó đem lại.

5. Khí Nitơ (N2)

Đây là một loại khí chiếm tới 78% trong không khí, không màu, không mùi, không vị. Ngoài vai trò đối với sự sống của con người, Nitơ còn là một trong top 5 loại hóa chất công nghiệp phổ biến nhất Việt Nam.

Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam
Top 5 hóa chất công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam

 Hóa chất Nitơ (N2)

Lượng khí nitơ sản xuất hàng năm lên tới hàng trăm triệu. Một số ứng dụng của Nitơ trong công nghiệp:

  • Phân bón: Nitơ kết hợp với hidro tạo khí amoniac (NH3) được sử dụng rộng rãi trong phân amoni, phân ure,… có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, tăng năng suất cho cây.
  • Bóng đèn: Ít ai có thể nghĩ rằng Nitơ được sử dụng để chế tạo bóng đèn.
  • Công nghiệp đóng gói: Các loại thực phẩm được bảo quản bởi nitơ. Các doanh nghiệp thường sử dụng cách này để ngăn chặn quá trình oxi hóa  và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
  • Dược phẩm: Đa số các loại thuốc đều có thành phần là Nitơ, kể cả thuốc kháng sinh. Dược phẩm gây mê tồn tại dưới dạng oxit nitơ.

Ngoài ra, nó còn được dùng trong công nghiệp chế biến vải sợi, thuốc nhuộm, mạ thép không rỉ,… Bằng phương pháp chưng cất phân đoạn, ngày càng nhiều ứng dụng của nitơ được khai thác.

Nhìn chung, 5 loại hóa chất công nghiệp trên đều đóng vai trò trung gian của rất nhiều quá trình sản xuất công nghiệp. Bởi vậy, cần tìm hiểu đúng lợi ích và đặc điểm của mỗi loại để sử dụng một cách hiệu quả.

Nguồn: labvietchem.com.vn

You cannot copy content of this page